Hiện tượng, ngồi lâu bị tê chân được xem là một trong những dấu hiệu dự báo cơ thể đang mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi, nhưng đôi khi đây được xem là một trong những dấu hiệu đầu tiên để nhận biết những căn bệnh nguy hiểm. Vậy khi gặp phải ngồi lâu bị tê chân phải làm sao? Có cách nào để nhận biết nó là bệnh lý hay chỉ là sự mệt mỏi của cơ thể? Nếu bạn đang có những thắc mắc này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Thế nào là các triệu chứng tê chân
Trên cơ thể chúng ta những tế bào trên da và hệ thống các dây thần kinh ở chân tay khá là nhạy cảm. Nơi đây sẽ phản ứng lại với kích thích của môi trường và dẫn truyền tín hiệu nhận được từ môi trường lên não bộ, giúp não thực hiện những hoạt động xử lý thông tin. Các hiện tượng tê bì chân tay xuất hiện là do sự nhạy cảm của các tế bào tại vị trí này. Triệu chứng tê bì chân tay có 2 loại bắt đầu do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng hiện nay được chia thành 2 dạng chính là do sinh lý và do bệnh lý.
Tê bì chân tay do nguyên nhân sinh lý
Hiện tượng tê chân do nguyên nhân sinh lý được hiểu như sau. Cơ thể không thường xuyên vận động hoặc những người làm văn phòng có thói quen ngồi thường xuyên sẽ làm cho các dây thần kinh của cơ thể hoạt động trì trệ, đặc biệt là đối với những vị trí cách xa tim như bàn chân và bàn tay. Việc này sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng tê bì.
Một số thói quen không lành mạnh với sức khỏe như thường xuyên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích kéo dài vô tình làm các dây thần kinh phân tích cảm giác trong cơ thể bị rối loạn.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng khiến cơ thể bị tê bì như ngồi lâu, ngủ sai tư thế và hậu chấn thương,…
Tê bì chân tay do mắc bệnh
Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý. Hiện tượng, tê bì chân tay cũng là dấu hiệu hoặc điềm báo của những bệnh lý nghiêm trọng. Một số bệnh lý có các dấu hiệu là hiện tượng tê bì chân tay cần lưu ý: Bệnh đau dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, đau xương khớp, động mạch ngoại biên, hội chứng ống cổ chân hoặc đái tháo đường xuất hiện khối u ác tính,…
Tê bì chân tay khi mắc các bệnh lý thường do sự ảnh hưởng của bệnh đến hệ thống thần kinh, một số triệu chứng sau đây có thể báo hiệu điều đó:
– Người bệnh thường xuyên bị tê chân và tình trạng này xảy ra liên tục không hết. Thường tê bì chân tay kéo dài từ vài ngày đến vài tuần được xem là hiện tượng tê bì do bệnh lý, bạn cần cẩn thận để ý
– Ngồi lâu trong thời gian dài bị tê chân, sau hiện tượng tê chân là kèm theo một số hiện tượng lạ của cơ thể như nhiệt độ chân thay đổi, màu sắc chân thay đổi,…
– Người bệnh có dấu hiệu đãng trí và hay quên
– Có một số triệu chứng, chóng mặt và buồn nên
– Người bệnh bị khó tiểu hoặc đại tiện, đau lúc có những triệu chứng tiểu buốt hay tiểu rắt
– Khi tế chân hoặc tay thì những vị trí đó có hiện tượng sưng phồng
– Tê chân nhưng đôi lúc huyết áp tăng một cách bất thường, đột ngột, đi kèm với các hiện tượng như đau đầu và khó thở
– Dấu hiệu cuối là tê bì chân tay nhưng kèm theo hiện tượng chán ăn và sụt cân nhanh chóng, não bộ luôn trong tình trạng căng thẳng, đôi khi không kiềm chế được cảm xúc dẫn đến nóng, giận nhiều
Tê bì chân tay không phải là một triệu chứng điển hình của bất kỳ loại bệnh nào. Nhưng nếu để ý kỹ có thể nhận ra được dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm khi bị tê bì chân tay. Vì thế, nếu bị tê bì chân tay thường xuyên nên để ý cùng những hiện tượng đi kèm để kịp thời phản ứng lại bệnh.
Ngồi lâu bị tê bì chân tay phải làm sao?
Ngồi lâu do hiện tượng tê bì chân tay thường xuyên xảy ra đối với dân văn phòng. Đa phần những trường hợp này không cần điều trị và cơ thể sẽ tự hồi phục và trở lại trạng thái bình thường sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số phương pháp sau đẩy có thể cải thiện tình trạng tê bì chân tay. Nếu biết tình trạng tê bì chân tay do sinh lý, bạn cần tìm hiểu là nó do vấn đề sinh hoạt nào. Nếu như bạn là dân văn phòng và tình trạng tê bì chủ yếu ngồi nhiều, bạn có thể xử lý bằng cách làm việc theo time box giữa mỗi lần chuyển đổi việc bạn kết hợp đi bộ với khởi động nhẹ cơ thể, nhằm làm giảm hiện tượng tê bì. Còn hiện tượng tê bì mà do thói quen sinh sử dụng chất kích thích và uống rượu bia, bạn nên hạn chế lại số lần hút thuốc cũng như sử dụng rượu bia lại sẽ góp phần làm giảm tình trạng tê bì chân tay.
Còn hiện tượng tê bì chân tay là do bệnh lý. Bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế sớm nhất có thể, các y bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân của căn bệnh bằng các xét nghiệm hoặc khám lâm sàng. Mục đích xác định bệnh chính và chữa trị bệnh chính, khi bạn không còn bệnh thì hiện tượng tê bì của cơ thể từ đó cũng biến mất theo.
Lưu ý
Hiện nay dòng máy DDS với cơ chế tác dụng điện sinh học làm dòng điện chạy khắp cơ thể giúp lưu thông khí huyết và cải thiện kinh mạch một cách hiệu quả. Khi máu huyết được lưu thông, cơ thể cũng sẽ giảm các hiện tượng tê bì chân tay đi.
Ngồi lâu bị tê chân phải làm sao? Câu trả lời, bạn cần xác định ra nguyên nhân là do sinh lý hay các vấn đề về bệnh lý. Nếu nguyên nhân là do sinh lý bạn không cần điều trị mà tình trạng sẽ tự khỏi, nếu do một số thói quen xấu ảnh hưởng đến tê bì bạn cần bỏ những thói quen đó. Nguyên nhân do bệnh lý, bạn cần thăm khám bác sĩ để điều trị bệnh chính, bệnh được điều trị thì các hiện tượng cũng từ đó mà biến mất theo.