Bệnh lao là một bệnh phổ biến từ nhiều năm trước, nó được mệnh danh là một trong những kẻ giết người man rợ và nguy hiểm nhất còn tồn tại hiện nay. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là ngành y học hiện nay bệnh này không còn đáng lo ngại, nhưng xung quanh nó vẫn còn nhiều câu hỏi khiến người ta hoang mang, trong đó câu hỏi được nhiều người quan tâm là mũi lao tiêm sau 1 tháng được không?. Nếu bạn có cùng thắc mắc và muốn có được câu trả lời hãy xem bài viết dưới đây.
Ý nghĩa của việc tuân theo lịch trình tiêm chủng
Khi trẻ được sinh ra thì cơ thể trẻ còn rất yếu dễ dàng bị vi khuẩn và các loại vi sinh vật từ bên ngoài môi trường tấn công vào. Đồng ý rằng khi trẻ được sinh ra thông qua quá trình bú mẹ thì trẻ sẽ được mẹ truyền một hàm lượng kháng thể igG có vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng ở trẻ. Tuy nhiên, hàm lượng kháng thể đó còn rất ít và không đủ để bảo vệ trẻ. Vì thế, mà việc tiêm vacxin đặc biệt là trong 2 năm đầu đời rất quan trọng vì nó sẽ giúp trẻ chống lại nhiều loại bệnh tật.
Khi tiêm vacxin thì việc tuân thủ thời gian tiêm rất quan trọng. Lịch trình tiêm chủng của bé không đơn giản chỉ là bác sĩ chọn một ngày ngẫu nhiên trong 365 ngày, để có được một ngày tiêm chủng cho trẻ thì nhiều bác sĩ và các nhà khoa học đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu dịch tễ học độ tuổi trẻ dễ bị mắc bệnh, từ đó lên một khung thời gian hợp lý để tiêm vacxin cho trẻ. Nên, tuân thủ theo lịch trình và thời gian tiêm chủng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Thời gian tiêm chủng giữa những loại vacxin là hoàn toàn khác nhau, trẻ nên thực hiện việc tiêm vacxin theo đúng liệu trình do bác sĩ đưa ra để phát huy tối đa hiệu quả của mũi tiêm.
Những phụ huynh có con bị mắc bệnh vặt trước khi ho hoặc con em đã bị các bệnh mãn tính do gen thì trước khi tiêm cần nói thật kỹ với bác sĩ. Mục đích của việc này là để bác sĩ nắm bắt tình hình của cháu rồi lên quýt định là có nên để cháu tiêm nữa hay không.
Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?
Theo nhiều lời khuyên đến từ chuyên gia thì trẻ nên được tiêm vacxin phòng lao trong tháng đầu tiên sau khi sinh. Tuy nhiên, nhiều điều kiện ngoại cảnh khác nhau là trẻ không thể tiêm phòng lao đúng theo lịch trình, một số trường hợp như trẻ đẻ non, trẻ có bệnh lý cấp tính, trẻ bị bệnh trong thời điểm tiêm chủng, trước khi tiêm chủng trẻ có dùng kháng thể immunoglobulin như IVIG, Pentaglobin thì cần phải hoãn quá trình tiêm chủng lại ngay. Việc tiêm chủng trễ cho trẻ là nên làm vì thay với không tiêm thì tiêm muộn vẫn là tốt hơn. Hiện nay, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), đã có những ban hành khác nhau về lịch tiêm chủng bổ sung cho những trẻ phải tiêm vacxin muộn. Vì thế, khi trẻ bỏ lỡ lịch trình tiêm chủng thì phụ huynh không nên quá lo, trong trường hợp này chỉ cần hỏi bác sĩ lịch trình tiêm chủng mới của trẻ là được.
Những lưu ý trong quá trình tiêm phòng lao cho trẻ
Vacxin tiêm phòng lao hiện nay của nước ta là BCG, để trẻ được an toàn trong quá trình tiêm phòng lao thì ba mẹ nên lưu ý những trường hợp sau đây nhằm bảo vệ sức khoẻ của trẻ tốt nhất.
– Cho trẻ ăn uống bình thường sau khi tiêm vacxin
– Luôn quan sát và theo dõi tình trạng cơ thể của trẻ sau khi tiêm chủng: trong các khoảng thời gian 30 phút tại thời điểm tiêm và ít nhất 24 giờ sau tiêm vô cùng quan trọng
– Khi trẻ sốt sau tiêm thì các ông bố bà mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt nhưng phải có sự đồng ý của bác sĩ
– Khi bé tiêm lao xong thì vết tiêm sẽ có những dấu hiệu như ngứa, nhột và rát làm cho trẻ luôn muốn đụng vào vết lao đó, nhưng càng đụng thì cảm giác ngứa và nhột không giảm đi nó càng tăng thêm, dẫn đến càng rãy da, thịt càng đỏ nhưng triệu chứng ngứa vẫn ở đó và làm trẻ khó chịu
– Uống đủ nước sau khi tiêm lao có vai trò vô cùng quan trọng, vì việc uống đủ nước có thể giúp cơ thể hấp thu tốt các thành phần của vaccin và hệ miễn dịch ngày càng được tăng cường
– Khi tiêm lao xong mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với nước bẩn hoặc những môi trường ô nhiễm để hạn chế bé bị nhiễm trùng sau khi tiêm
– Nếu cha mẹ không yên tâm hoặc thấy con có những biểu hiện lạ sau tiêm thì cần liên lạc ngay với cán bộ y tế để nhanh chóng kịp thời trở trẻ đi thăm khám và chữa bệnh
Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không? Câu trả lời hoàn toàn được vì hiện nay nhằm tính trước cho những trường hợp bệnh nhân không thể tiêm chủng theo ý muốn thì các bác sĩ và chuyên gia tại nơi tiêm chủng đều có lịch tiêm chủng bổ sung, bạn chỉ cần liên hệ với bác sĩ tại nơi tiêm chủng thời gian tiêm bổ sung cho con em là được.