Mỗi người trong chúng ta ai cũng nên có thói quen bổ sung kẽm hằng ngày vì đây là một trong những thành phần quan trọng tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể. Nhưng hoạt chất này cơ thể của chúng ta không thể tự tổng hợp được. Tuy nhiên, khi sử dụng kẽm thì rất nhiều người không biết nên bổ sung kẽm vào thời điểm nào trong ngày là thích hợp nhất.
Vai trò của kẽm đối với cơ thể
Kẽm có một vai trò quan trọng đối với sức khỏe cơ thể vì hoạt chất này hầu như tham gia vào các quá trình chuyển hoá của cơ thể, sản xuất enzyme, hormone, đặc biệt trong đó là sản sinh hormone cho nam giới. Ngoài ra, kẽm còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ miễn dịch trong cơ thể, tổng hợp cơ bắp và tăng khả năng làm lành vết thương. Do vậy, trong giai đoạn đầu đời kẽm đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bình thường của thai nhi. Bên cạnh đó, kẽm còn giúp cho các hoạt động của người lớn được diễn ra một cách hiệu quả.
Nhu cầu bổ sung kẽm như thế nào là phù hợp
Nhu cầu bổ sung kẽm khác nhau ở mỗi người phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi, giới tính và tình trạng cơ thể. Tuy nhiên, nhìn chung thì nhu cầu kẽm một ngày của cơ thể bình thường rơi vào từ 8-11 mg đối với người trường thành.
Nên bổ sung kẽm vào thời điểm nào trong ngày
Hiện nay, các nghiên cứu chưa chỉ ra rõ được thời điểm nên bổ sung kẽm thích hợp. Tuy nhiên, bài viết sẽ gợi ý một số cách để bổ sung kẽm một cách tối ưu nhất nhằm tận dụng triệt để dinh dưỡng của nguồn khoáng chất này.
Việc bổ sung kẽm đối với những thực phẩm thì bạn có thể cố gắng trong các bữa ăn của mình có các thực phẩm như thịt, hải sản, đậu hạt, hạt cơ bản và các loại sản phẩm từ sữa. Duy trì nguồn thực phẩm này một cách cân bằng trong 3 bữa ăn hằng ngày.
Khi sử dụng các thực phẩm bổ sung có chứa kẽm thì lời khuyên là bạn nên sử dụng các loại thực phẩm đó trong thời gian ăn hoặc sau bữa ăn. Tránh tình trạng chúng là dạng nước bạn uống quá nhiều ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn của bạn.
Nếu bạn đang thiếu kẽm và một ngày bạn phải bổ sung một lượng kẽm khá lớn vào cơ thể nhằm đáp ứng chỉ định của bác sĩ thì lời khuyên là bạn nên chia nhỏ lượng kẽm cần bổ sung thành nhiều bữa phụ trong ngày. Việc chia như vậy sẽ làm cho cơ thể của bạn hấp thu kẽm một cách tốt hơn.
Một số tác dụng phụ khi bổ sung kẽm quá nhiều
Mặc dù kẽm là một khoáng chất đóng vai trò cần thiết cho cơ thể nhưng nếu bổ sung khoáng chất này một cách quá đà sẽ khiến cơ thể gặp những tình trạng không mong muốn, một số tác hại phổ biến đến tự việc hấp thụ kẽm thường xuyên và quá liều.
Rối loạn tiêu hoá, kẽm có khả năng gây kích thích đối với niêm mạc ruột. Khi tiêu thụ kẽm một cách quá đà, lượng kẽm dư sẽ đến ruột và gây nên tình trạng viêm nhiễm do đó sự hoạt động bình thường của niêm mạc bị tác động dẫn đến gây ra một số triệu chứng đặc trưng như buồn ngủ, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Kẽm tham gia vào hoạt động của enzyme được tiết ra trong quá trình tiêu hoá, tuy nhiên lượng kẽm quá nhiều sẽ làm thay đổi hoạt động của enzyme tiêu hoá từ đó ảnh hưởng đến chuyển hóa trong cơ thể.
Đường ruột bị viêm và enzyme tiêu hoá bị ảnh hưởng thì sẽ kéo theo triệu chứng suy dinh dưỡng. Bởi, đường ruột là nơi các chất dinh dưỡng sẽ thấm qua và đi vào máu sau khi chúng hoàn tất quá trình tiêu hoá. Tuy nhiên, kẽm nhiều sẽ khiến quá trình đó bị ảnh hưởng bởi đường ruột bị viêm nhiễm và enzyme tiêu hoá hoạt động rối loạn.
Đối với hệ miễn dịch khi cơ thể hấp thụ quá nhiều kẽm thì sẽ gây ra tình trạng ức chế tế bào miễn dịch bên trong cơ thể, bởi lượng kẽm nhiều quá mức sẽ kích thích và làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tế bào B và T. Khi có sự xâm nhập của các kháng nguyên lạ từ môi trường bên ngoài thì tế bào B và T cần phải tương tác và kích thích lẫn nhau để tạo ra đáp ứng miễn dịch, lượng kẽm trong cơ thể quá nhiều sẽ gây ra việc ức chế quá trình này. Bên cạnh đó, lượng kẽm nhiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng của các tế bào miễn dịch cụ thể là tế bào B hoặc tế bào T sẽ hoạt động không hiệu quả hoặc hoạt động sai.
Ngoài ra, mất cân bằng khoáng chất do lượng kẽm cơ thể quá nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động của một số enzyme và tác nhân miễn dịch quan trọng của cơ thể.
Tóm lại với câu hỏi nên bổ sung kẽm vào thời điểm nào trong ngày? Thì câu trả lời là lúc nào cũng được nhưng để kẽm có thể được hấp thụ một cách tối ưu tốt nhất là bổ sung chứng sau mỗi bữa ăn, nếu buộc phải dùng một lượng kẽm lớn thì việc chia nhỏ đều trong mỗi bữa ăn sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu và sử dụng lượng kẽm hấp thu hiệu quả hơn.