Trứng vịt lộn từ lâu được xem là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với sức khỏe. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy nam giới ăn trứng vịt lộn có nhiều lợi ích về bồi bổ cơ thể. Tác dụng của trứng vịt lộn với nam giới là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.
Tác dụng của trứng đối với sinh lý nam
Từ lâu, đối với Đông Ý trứng được xem là phương thuốc có công dụng dưỡng huyết, bổ trí, hỗ trợ cơ thể nhanh chóng trưởng thành và cải thiện các khả năng sinh lý.
Dinh dưỡng trong một quả trứng bao gồm 182 kcal, 13,6gr protein, 12,4gr lipid, 82mg canxi, 212gr photpho và 600mg cholesterol. Ngoài ra, trong trứng còn rất nhiều hoạt chất sinh học quan trọng như beta caroten, các vitamin nhóm A, B, C, sắt,… Do đó, trứng được xem là một trong những siêu thực phẩm với Phương Tây hay với Đông Y trứng được coi là bài thuốc tăng cường sinh lý hiệu quả cho phái mạnh.
Ăn trứng vịt lộn sao cho đúng
Trứng vịt lộn rất tốt với sức khỏe nam giới. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh. Tuy nhiên, khi ăn hột vịt lộn cũng cần chú ý một số điều sau.
– Số lượng trứng: Với hàm lượng dinh dưỡng cao và chứa nhiều cholesterol. Vì thế, khi ăn trứng vịt lộn thường xuyên với số lượng nhiều có thể gây hại với sức khỏe tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Do đó, khi ăn trứng vịt lộn cần ăn vừa phải khoảng 1-2 quả một ngày và không nên ăn liên tục trong 15 ngày
– Ăn hột vịt lộn kèm rau răm: Theo thuyết cân bằng âm dương trong ăn uống của Việt Nam. Trứng vịt mang tính hàn nên thường ăn với rau răm có tính cay nồng để cân bằng tính âm dương trong cơ thể. Qua đây, có thể hạn chế tình trạng lạnh bụng, đầy hơi sau khi ăn quá nhiều trứng vịt lộn. Ngoài công dụng chính là cân bằng âm dương, rau răm còn mang lại nhiều lợi ích khác khi ăn kèm trứng như tăng thêm vị ngọt của trứng khi dùng chung với muối tiêu và chanh
– Không sử dụng trà đặc sau khi ăn trứng vịt lộn: Thành phần chủ yếu có trong trà là axit tannic, khi kết hợp với protein của trứng sẽ gây hiện tượng kết tủa và đây được xem là nguyên nhân dẫn đến khó tiêu hay đầy bụng
– Một số đối tượng không nên ăn hột vịt lộn quá thường xuyên: Những đối tượng mắc bệnh gan, bệnh tim, mỡ máu, người cao huyết áp
– Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối: Trứng vịt lộn tuy là siêu thực phẩm đối với sức khỏe. Nhưng ăn trứng vịt cũng cần chọn thời gian hiệu quả để trứng phát huy hết công dụng. Trứng vịt lộn thích hợp ăn vào buổi sáng và trưa, không nên ăn vào buổi tối vì hàm lượng đạm cao với cholesterol sẽ dễ khiến đầy hơi, khó chịu và việc này làm hệ tiêu hoá phải hoạt động nhiều hơn
Mối quan tâm khi sử dụng trứng vịt lộn của một số đối tượng đặc biệt
Trứng vịt lộn mặc dù là một loại siêu thực phẩm nhưng không phải lúc nào nó cũng phù hợp với tất cả mọi người.
Đối tượng bị dị ứng
Protein trong trứng vịt lộn được xem là chất gây dị ứng thông thường. Đây được xem là một trong những thực phẩm gây ra dị ứng ở trẻ em, tuy nhiên hầu hết các trường hợp dị ứng trứng vịt lộn sẽ tự khỏi khi trẻ lớn.
Triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện ở trẻ như phát ban da, khó tiêu, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong những trường hợp nguy hiểm dị ứng sẽ hình thành sốc phản vệ, ảnh hưởng đến hô hấp và đe dọa đến tính mạng.
Protein có trong trứng gà và trứng vịt tương tự nhau nhưng thành phần hoá học bên trong lại khác nhau. Vì thế, nhiều trường hợp bị dị ứng với protein trứng gà nhưng hoàn toàn không dị ứng khi ăn trứng vịt.
Tuy nhiên, để an toàn trước khi sử dụng trứng bạn nên nói với bác sĩ điều trị của bạn để xem bạn có thể sử dụng loại trứng gà không nếu biết mình bị dị ứng với trứng vịt.
Đối tượng mắc bệnh tim
Trong trứng vịt lộn có một hàm lượng cholesterol cao, nhưng nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy hàm lượng cholesterol này không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch đối với những người khoẻ mạnh.
Lòng đỏ trứng được cho là làm tăng cholesterol (xấu) LDL ở một số người. Những nghiên cứu thực nghiệm trên người cho thấy chúng thường làm tăng mức cholesterol có (lợi) HDL.
Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol trong trứng khá cao nên chúng thường không phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt những đối tượng mắc bệnh tiểu đường hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, choline trong lòng đỏ của trứng là một yếu tố gây bệnh tim. Bởi, vi khuẩn trong đường ruột của bạn sẽ chuyển đổi choline của trứng thành hợp chất trimethylamine N-oxide (TMAO). Một số nghiên cứu gần đây cho thấy mối tương quan giữa nồng độ TMAO trong máu cao với nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Những người sử dụng chế độ ăn giàu chất béo trong máu sẽ có nhiều TMAO hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ tìm được mối tương quan chứ chưa đưa ra được lời khẳng định sau cùng về TMAO nhiều sẽ gây ra bệnh tim hay không.
Trứng vịt lộn và nguy cơ nhiễm khuẩn
Trứng gà nếu không được chế biến kỹ sẽ là nguồn nhiễm khuẩn salmonella. Từ xưa đến nay các đợt bùng phát nhiễm khuẩn Salmonella do ăn trứng gà luôn được báo cáo, trong đó có một đợt bùng phát rộng vào năm 2010 ở Anh và Ireland.
Ở một số quốc gia khác như Thái Lan, hàm lượng kim loại nặng được phát hiện là có nhiều trong trứng vịt lộn.
Trứng vịt lộn là một món ăn phổ biến và xuất hiện ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó đặc biệt là các nước châu Á. Tuy nhiên, mỗi quốc gia khác nhau tiêu chuẩn an toàn khác nhau, không phải lúc nào cũng có tiêu chuẩn chung.
Cuối cùng, trẻ sơ sinh, trẻ em và phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và bất kỳ đối tượng nào có hệ miễn dịch yếu đều có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella cao hơn, vì thế nên tránh ăn trứng sống và chỉ ăn khi trứng đã được chế biến.
Tác dụng của trứng vịt lộn đối với nam giới là cung cấp một hàm lượng các chất dinh dưỡng quan trọng. Các hoạt chất này có thể là sắt, kẽm hay các vitamin có nhiệm vụ giúp cơ thể nam giới trở nên khoẻ mạnh hơn, giúp duy trì sức bền và nâng cao chất lượng tinh trùng của phái mạnh.