Thuốc say xe có tác dụng trong bao lâu là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Hiện nay, nhu cầu vận tải ngày càng tăng, nhiều người thường xuyên đi xe, tuy nhiên một số cá thể lại gặp nhiều phiền phức khi di chuyển trên xe khách do triệu chứng say xe. Vì thế biết được thời gian hoạt động của thuốc có thể cho những người say xe không phải lo lắng và an tâm di chuyển.
Nguyên nhân khiến nhiều người thường say xe
Như chúng ta đã biết não bộ là nơi tiếp nhận và xử lý mọi thông tin của cơ thể. Khi chúng ta thường xuyên ngồi trên tàu hoặc xe quá lâu sẽ khiến các bộ phận đảm nhận vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể như hệ thống tiền định, thị giác và cảm giác sẽ có những sự xung đột với nhau khi thực hiện công việc gửi tín hiệu cho não, làm cho não bộ nhầm lẫn khi gửi thông tin dẫn đến các tình trạng phản ứng sai với môi trường. Chính những tín hiệu hỗn độn không thống nhất sẽ phát sinh cho não bộ những cảm giác như choáng váng, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh và thường xuyên toát mồ hôi,… tập hợp các triệu chứng trên được gọi là say xe.
Tuy nhiên, tuỳ vào cơ địa của mỗi người khác nhau sẽ có các biểu hiện say xe khác nhau. Có người chỉ là những cơn nhức đầu chóng mặt rồi thôi nhưng cũng có người rất mệt mỏi uể oải làm cho chuyến đi chơi không còn được vui vẻ.
Thuốc chống say xe được hiểu như thế nào?
Thuốc chống say xe là một loại thuốc chứa những thành phần đặc hiệu có công dụng chính là giúp những đối tượng bị say xe phòng tránh hoặc làm giảm các biểu hiện say xe mà ở trên đã liệt kê. Tuỳ thuộc vào đối tượng và liều lượng thì thuốc chống say xe được sử dụng ở mỗi người hoàn toàn khác nhau.
Một số loại thuốc chống say xe hiện nay
Thuốc kháng histamin
Chất kháng Histamin được ứng dụng đưa vào các thành phần của những loại thuốc chống say xe, nó có tác dụng trong việc kiểm soát các triệu chứng của cơ thể như buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh,… khi phải lưu thông trên những phương tiện như xe hơi, tàu thuỷ hay máy bay,… Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc kháng histamin khác nhau, trong đó chủ yếu là Dimenhydrinate, Diphenhydramine, Promethazine, Meclizine,… đường uống và thường được áp dụng cho các tình huống dự phòng say xe. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc này một cách đơn độc hay sử dụng chung với nhiều loại thuốc khác đều được.
Việc sử dụng thuốc histamin thường xuyên có thể để lại một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn ngủ, khô miệng hoặc mờ mắt
Thuốc kháng cholinergic
Sỡ dĩ thuốc kháng cholinergic có thể ngăn chặn được tình trạng say xe, vì nó ngăn chặn acetylcholine một chất dẫn truyền kinh ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hoá như bài tiết nước bọt, nhờ đó nó ngăn cản các tình trạng nôn mửa và khó chịu do say xe. Tuy nhiên, thuốc vẫn có một số tác dụng phụ thường gặp là khô miệng, buồn ngủ, nhìn mờ và dễ kích ứng da,…
Thuốc kháng đối giao cảm
Đây là loại thuốc chống say xe có thành phần chính là hoạt chất scopolamine (còn được nhiều người gọi với cái tên khác là hyoscine). So với các loại thuốc chống say xe hiện nay thì thuốc kháng đối giao cảm chống lại say xe tương đối tốt hơn. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của thuốc là giới hạn đối tượng sử dụng, trẻ em và phụ nữ có thai thì không được sử dụng thuốc kháng đối giao cảm.
Thuốc chống nôn tác động lên hệ tiêu hoá
Đây là một loại thuốc thường được khuyên sử dụng khi bạn bị nôn ói vì các nguyên nhân như rối loạn tiêu hoá, nôn thường xuyên sau phẫu thuật hoặc nôn do hóa trị trong điều trị ung thư. Dạng thuốc này tuy vẫn có thể làm giảm tình trạng nôn ói mà say xe gây ra nhưng nó thường không được khuyến cáo sử dụng.
Thuốc say xe có tác dụng bao lâu
Tuỳ vào liều lượng khuyến nghị và từng loại thuốc khác nhau mà thuốc chống say xe sẽ có tác dụng hoàn toàn khác nhau. Một số loại thuốc như kháng histamin được nhiều người khuyến nghị nên sử dụng dung trước khi lên xe từ 30 phút đến một tiếng. Một số loại khác nên được uống sớm hơn thời gian trên để khi lên xe thuốc nhanh chóng phát huy công dụng. Thời gian tác dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố kể trên nhưng thông thường thời gian tác dụng của các loại thuốc say xe hiện nay là tối đa 72h.
Một số tác dụng phụ mà thuốc say xe gây ra
Một số loại thuốc chống say xe tuy có tác dụng tốt đối với những đối tượng bị nôn ói hoặc mửa khi đi xe. Nhưng việc đi thường xuyên bắt buộc phải dùng nó thường xuyên. Việc này hoàn toàn không tốt vì thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khoẻ. Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc là buồn ngủ, gây khô miệng, mắt mờ, hoa mắt, nhìn không rõ hay nhìn mờ,… Đối với các loại thuốc kháng histamin thì bệnh nhân bị cườm nước không nên sử dụng vì chúng gây ra những biến chứng làm tăng nhãn áp. Còn các loại thuốc thuộc loại đối giao cảm thì những tác dụng phụ mà chúng thường gây ra là liên quan đến trí nhớ như mất trí nhớ tạm thời, mất phương hướng khi sử dụng quá liều. Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm như tăng nhịp tim, giảm nhu động tiêu hoá, giảm tiết dịch hoặc làm co thắt bàng quang cũng khiến cơ thể vô cùng khó chịu.
Thuốc say xe tác dụng trong bao lâu hiện chưa được đánh giá, nhưng một số loại thuốc được nhiều người sử dụng thì thời gian mà người say xe cho rằng là thời gian thuốc còn hoạt động là khoảng 72h.